Cho đến nay ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Năm 2012 có khoảng 8 triệu người tử vong do ung thư, trong đó khoảng 70% ở các nước nghèo và đang phát triển. Số người mắc ung thư càng ngày càng gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, số ca mắc hàng năm sẽ tăng từ 14 triệu ca (2012) lên đến 22 triệu ca (2032).
Theo thống kê, ở Việt Nam, khoảng 70% bệnh nhânung thưđược phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó tiên lượng điều trị là rất hạn chế mặc dù phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, với quá trình điều trị lâu dài, phức tạp. Điều này không những gây ra sự mệt mỏi mà còn tốn kém tiền bạc cho bệnh nhân và gia đình. Đối vớiung thư, để có tiên lượng bệnh tốt (tức là kéo dài thời gian sống sau điều trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống bình thường) thì điều trị bệnh triệt để ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết. Để làm được điều đó thì không có cách nào khác ngoài việc người dân, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ, nên đi khám sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tổn thương ung thư ở giai đoạn sớm.
Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.
Khám sàng lọc là gì?
Là kiểm tra sức khỏe trên người bình thường để phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng (đau, mệt mỏi, vàng da, sờ thấy khối u...).
Vì sao nên khám sàng lọc?
Là để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đặc biệt đối với ung thư, phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tế bào biểu mô lát ác tính trong ung thư cổ tử cung.
Nên khám sàng lọc những bệnh ung thư nào?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Nên đi khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại tràng; vì đây là những loại ung thư có hiệu quả điều trị cực kỳ tốt nếu được phát hiện sớm”. Đối với những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều bụi (đá, gỗ, kim loại...) thì nên khám sàng lọc ung thư phổi.
Ngoài ra, với những khối u trong ổ bụng (u gan, thận, tử cung, buồng trứng...) cũng có thể phát hiện được khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng bằng kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, không độc hại như siêu âm.
Độ tuổi nào nên khám sàng lọc ung thư?
Thông thường, khám sàng lọc ung thư áp dụng ở người trưởng thành. Dưới đây là khuyến cáo khám sàng lọc ung thư theo tuổi: (xem bảng dưới).
Đi khám sàng lọc ung thư ở đâu?
Tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về ung bướu, trong đó chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng!
Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc và uống thuốc.
Cách sắc thuốc
Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc cần sắc thuốc đúng cách trên cơ sở khoa học như sau:
Ấm sắc thuốc:Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.
Nước sắc thuốc:Dùng nước sạch để sắc thuốc (nước mưa, nước giếng, nước máy). Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.
Cách sắc thuốc:Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15-30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60-90 phút.
Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10-20 phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô... nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác... cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, a giao, mật ong... sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.
Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.
Cách uống thuốc
Uống thuốc vào thời điểm nào, mỗi lần uống bao nhiêu, uống làm bao nhiêu lần... cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy khi uống thuốc Đông y cần lưu ý một số điểm như sau:
Thời gian uống thuốc:
- Chữa bệnh ở thượng tiêu (các bệnh tim, phổi, nên uống thuốc sau khi ăn).
- Chữa bệnh ở trung hạ tiêu (bệnh ở gan, mật, dạ dày, bàng quang...) uống thuốc trước khi ăn.
- Chữa bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm chưa ăn gì.
- Chữa bệnh ở xương tủy uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối.
- Uống thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ.
- Uống thuốc để chữa các bệnh cấp tính nên uống thuốc khi cần.
- Nếu là thuốc bổ nên uống trước khi ăn.
- Nếu là thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói.
- Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3-4 lần trong 1 ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần.
- Thuốc thang thì nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm. Nếu là thuốc giải cảm khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi vừa để đuổi tà khí.
- Nếu là thuốc hàn (lạnh) để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng.
- Nếu đã dùng thuốc đúng bệnh, uống thuốc rồi nhưng vẫn bị nôn thì nên giảm lượng thuốc uống hoặc thêm 3 lát gừng sống cho vào thuốc sắc hoặc là nhấm 1 lát gừng tươi trước khi uống thuốc.
- Uống thuốc thấy bị đi lỏng, phân nát thì phải cho thêm ít gừng nướng, đập dập sắc chung với nước.
- Uống thuốc thấy đi ngoài phân táo cần cho thêm vài ba đốt mía vào sắc chung hoặc cho thêm 1 thìa mật ong vào nước thuốc để uống.
- Đối với người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.
Kiêng kỵ khi uống thuốc
Kiêng kỵ có tác dụng hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc.
Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá đỗ, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc vì vậy khi uống thuốc Đông y nên kiêng.
Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê... Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai. Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh. Kiêng chè khi uống có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa.
- Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống lạnh.
- Những người mắc bệnh âm hư hỏa động: Đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch, hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.
- Khi uống thuốc không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thường trợ thấp sinh đờm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.
Tóm lại, sử dụng thuốc Đông y vừa phải nắm vững nguyên tắc vừa phải vận dụng linh hoạt cụ thể vào từng bệnh, người bệnh và các vị thuốc mới có tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị.
Viêm mủ khớp là một tổn thương phức tạp, do nhiều nguyên nhân, dễ để lại di chứng xấu đến chức năng khớp, điều trị khó khăn. Đây là một bệnh lý viêm sinh mủ trong ổ khớp, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào nhưng thường xảy ra ở một khớp, khớp gối, khớp háng...
Cách nhận biết viêm khớp mủ
Nguyên nhân của viêm mủ khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là tình trạng máu tụ nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là bệnh lý nội khoa như thoái hóa khớp, gout... bội nhiễm trong quá trình điều trị. Khi đó, phần lớn các trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn lan truyền theo đường máu xâm nhập vào khớp. Có thể theo đường kế cận từ nhiễm khuẩn xương hoặc phần mềm cạnh khớp hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp sau chấn thương, sau tiêm khớp hoặc sau phẫu thuật. Trong trường hợp nhiễm khuẩn theo đường máu, vi khuẩn từ các mao mạch màng hoạt dịch khớp xâm nhập vào màng hoạt dịch, bám dính tại chỗ gây phản ứng tập trung bạch cầu trung tính sau ít giờ.
Hình ảnh mủ trong khớp gối bị viêm.
Biểu hiện thường gặp: viêm khớp biểu hiện bởi các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Có thể tràn dịch khớp, co cơ, hạn chế vận động. Tuy nhiên, trong trường hợp khớp nằm ở vị trí sâu như khớp háng hoặc khớp cùng chậu thì khó phát hiện sưng khớp. Có thể gặp viêm mô tế bào, viêm bao thanh dịch, cốt tủy viêm cấp với các triệu chứng lâm sàng tương tự. Bệnh nhân thường sốt cao trên 38 o C, có khi rét run. Tuy nhiên, sốt cao không thường gặp ở những bệnh nhân già yếu, suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nội soi trong điều trị viêm khớp mủ
Sử dụng nội soi điều trị viêm mủ khớp gối có thể coi là 1 tiến bộ quan trọng, giúp cho việc điều trị triệt để mà vẫn đảm bảo ít ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Trước đây, việc điều trị viêm mủ khớp thường được can thiệp mổ mở, làm sạch khớp, tuy nhiên, việc can thiệp mổ mở ảnh hưởng nhiều đến chức năng khớp về sau do đường mổ lớn, can thiệp rộng vào khớp ảnh hưởng nhiều đến các cấu trúc giải phẫu. Việc điều trị mổ mở có hiệu quả nhất và ít di chứng nhất là những trường hợp viêm mủ cấp tính, thường do máu tụ do chấn thương. Việc can thiệp sớm, bơm rửa làm sạch đạt hiệu quả cao mà ít để lại di chứng.
Đối với những trường hợp tổn thương viêm mủ trên nền bệnh lý nội khoa hoặc viêm mủ mạn tính, việc điều trị mổ mở sẽ gặp nhiều khó khăn do cấu trúc khoang khớp phức tạp, nhiều ngóc ngách, để đảm bảo làm sạch hết được các khoang thì đường mổ thường phải rộng rãi nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng làm sạch được, nhất là trong những trường hợp mạn tính, hình thành giả mạc bám dính vào các ngóc ngách của khớp. Chính vì vậy, những trường hợp tổn thương viêm mủ khớp mạn tính, điều trị bằng mổ mở thường đem lại hiệu quả không cao, ảnh hưởng nhiều đến chức năng khớp, một số trường hợp dễ có xu hướng chỉ định theo các phương pháp can thiệp nặng nề như cắt màng hoạt dịch rộng rãi hoặc làm cứng khớp...
Nội soi khớp cho phép xâm nhập khớp với đường mổ tối thiểu nhưng tầm hoạt động đánh giá lại rộng rãi và dễ dàng, việc can thiệp xử lý thương tổn nhiễm khuẩn đồng thời với việc can thiệp bệnh lý khớp nội khoa như thoái hóa, gút thuận lợi và tương đối triệt để. Với sự hỗ trợ của camera phóng đại, khả năng đánh giá tổn thương chính xác hơn, việc thăm khám kỹ càng đến gần như mọi ngóc ngách của khớp gối, do đó cho phép lựa chọn hướng xử lý hợp lý cho bệnh nhân. Sự ưu việt của nội soi khớp ở chỗ: đảm bảo giải quyết được triệt để thương tổn viêm mủ, xác định chính xác thương tổn bệnh lý khớp nội khoa và can thiệp xâm nhập tối thiểu nên bảo tồn được chức năng khớp tối đa. Can thiệp nội soi do đường mổ nhỏ nên thời gian nằm viện chăm sóc vết thương không dài, chủ yếu là để điều trị liệu pháp kháng sinh để tránh tái phát tình trạng viêm mủ.
Cảnh báo yếu tố gây viêm mủ khớp
Đối với các thương tổn viêm mủ khớp, đặc biệt là khớp gối, tỷ lệ gặp viêm mủ do can thiệp điều trị chọc hút dịch và tiêm khớp khá cao. Vì vậy, các thủ thuật can thiệp vào khớp nên được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa, ở cơ sở chuyên khoa và vấn đề vô khuẩn được đảm bảo tốt nhất có thể.
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 thường gặp hơn đái tháo đường týp 1. Đây là bệnh mà việc điều trị phụ thuộc nhiều vào bản thân người bệnh.
Các tên khác của đái tháo đường týp 2: đái tháo đường khởi phát ở tuổi trưởng thành;đái tháo đườngkhông phụ thuộc insulin .
Ai dễ bị?
Đái tháo đườngtýp 2 thường xuất hiện ở người >40 tuổi, họ thường nặng cân hơn bình thường, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Chẳng hạn, ở Anh, ít nhất 6 trong số 100 người >65 tuổi bịđái tháo đườngtýp 2.
Đàn bà dễ bịđái tháo đườngtýp 2 hơn đàn ông. Nếu bạn bịđái tháo đườngthì có thể 1 trong số 4 người thân trực hệ của bạn cũng bị bệnh này. Điều không may mắn là những ngườiđái tháo đườngtýp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác.
Insulin thực sự có tác động gì?
Insulin được tạo ra từ tụy, là một tuyến nằm sau dạ dày của bạn. Insulin được phóng thích sau các bữa ăn, và tác động chủ yếu trên gan, cơ bắp và các mô mỡ.
Insulin làm cho gan thu nhận glucose từ máu dự trữ lại để rồi sử dụng sau đó. Nếu không có đủ insulin, gan không thể dự trữ đủ glucose, và thay vào đó lại phóng thích lượng lớn glucose vào trong máu. Đó là lý do chính làm cho người bịđái tháo đườngtýp 2 có đường trong máu cao.
Tại cơ bắp, insulin làm các tế bào thu nhận và dự trữ glucose để tạo năng lượng trong khi vận động.
Các tế bào mỡ cần insulin để thu nhận mỡ có trong thức ăn bạn ăn vào. Các tế bào mỡ dự trữ chất béo và để tạo năng lượng nếu cần.
Bình thường, tụy tạng sản xuất đủ insulin để kích thích gan, cơ bắp và mô mỡ thu nhận glucose và chất béo trong máu. Ở bệnh nhânđái tháo đườngtýp 2, tụy tạng không sản xuất đủ insulin và thêm vào đó cơ thể không thể sử dụng insulin một cách đúng đắn.
Cái gì sẽ xảy ra khi mọi việc bắt đầu rối loạn?
Triệu chứng sớm củađái tháo đườngthường rất chung chung nên nhiều người không biết họ bịđái tháo đường. Một khiđái tháo đườngđã được chẩn đoán chắc chắn thì phải được điều trị bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, sau nhiều năm ở một số người bịđái tháo đườngsẽ xuất hiện các triệu chứng muộn có liên quan đến tổn thương các mô do bệnhđái tháo đường.
Khi nào bạn nghi ngờ mình bịđái tháo đường?
Đái tháo đườngkhông được điều trị có thể không có triệu chứng gì rõ rệt, nghĩa là một số người chỉ phát hiện họ bịđái tháo đườngnhờ các xét nghiệm thường quy khi họ khám bác sĩ vì một lý do khác. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng như mệt mỏi và bứt rứt có thể được quy cho sự “làm việc quá mức” hoặc do “đã già”. Kết quả là, khoảng 50% số bệnh nhân bịđái tháo đườngtýp 2 không được chẩn đoán.
Nếu bạn có một số dấu hiệu hay hội chứng nêu trên, bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ bạn bịđái tháo đường. Ở bệnhđái tháo đường, lượng đường quá cao trong máu được bài tiết ra nước tiểu do đó bác sĩ có lẽ sẽ khuyên bạn xét nghiệm nước tiểu tìm xem có glucose hay không. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ cần phải đo lượng đường trong máu của bạn. Nếu đường máu cao bất thường và bạn có bất kỳ một trong các triệu chứng nêu trên, có nghĩa là bạn đã bịđái tháo đường. Khi lượng glucose máu cao hơn bình thường thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết. Nếu glucose trong máu của bạn chỉ cao hơn bình thường một chút thì có nghĩa là bạn bị một rối loạn gọi là rối loạn dung nạp/ bất dung nạp glucose, nghĩa là cơ thể bạn có rối loạn sự chuyển hóa glucose, và là một dấu hiệu cho biết có gì không ổn trong cơ thể bạn.
Các dấu hiệu và hội chứng của bệnhđái tháo đườngkhông điều trị bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Khát: uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.
- Sụt cân.
- Cảm giác bị châm chích, “nhoi nhói”.
- Nhìn mờ.
- Ngứa.
- Dễ nhiễm trùng.
- Táo bón.
- Vọp bẻ, chuột rút.
Điều trị
Hiện nay, không có cách chữa lành bệnhđái tháo đường, nhưng có thể được điều trị bằng 3 cách:
- Chỉ ăn kiêng.
- Ăn kiêng và uống thuốc.
- Ăn kiêng và chích insulin
Việc chẩn đoán sớm và xử trí tốt bệnhđái tháo đườnggiúp phòng ngừa các biến chứng muộn. Các chương trình tầm soát có thể không được thưc hiện một cách rộng rãi ở nơi bạn ở. Tuy nhiên, nếu bạn có người thân trong gia đình bịđái tháo đường, bạn quá nặng cân, huyết áp cao hoặc cholesterol cao, hoặc có kết hợp các yếu tố trên, tốt nhất là bạn hãy yêu cầu bác sĩ của bạn kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.
Mục đích chính của việc điều trị là phải đạt được lượng đường trong máu ở mức gần như bình thường.
Một chế độ ăn kiêng lành mạnh
Chế độ được khuyến cáo cho người bịđái tháo đườngkhông phải là một chế độ ăn đặc biệt, nó là một chế độ ăn lành mạnh (hợp lý) bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bịđái tháo đường, bạn cần nhớ là phải ăn đều đặn và những thức ăn có tinh bột như: bánh mì, mì sợi, khoai tây, cơm hoặc ngũ cốc trong mỗi bữa ăn. Cách ăn kiêng:
Cần nhớ rằng cơ thể bạn không thể chuyển hóa glucose thật tốt, do đó tránh ăn những chất quá ngọt như kẹo, sôcôla, bít quy, và thức uống có gaz. Các thức ăn vừa nêu trên làm tăng đường trong máu của cơ thể bạn - thay vào đó nên ăn nhiều bữa nhỏ với thức ăn bằng tinh bột.
Khi uống trà và cà phê nên dùng đường nhân tạo (đường thuốc).
Ăn nhiều trái cây và rau xanh và chuyển sang ăn bánh mì làm bằng bột chưa rây để tăng chất xơ trong chế độ ăn của bạn.
Giảm thức ăn có nhiều chất béo như kem, bơ, macgarin và các thức ăn chiên xào.
Nếu bạn quá nặng cân, cố gắng giảm lượng thức ăn của mỗi bữa ăn.
Không cần thiết phải mua những thức ăn đặc biệt cho người đái tháo đường bởi vì chúng không có hiệu quả.
Phải hoạt động nhiều
Hầu hết người bịđái tháo đườngđều có lợi khi tăng cường luyện tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục không có nghĩa là cố gắng tập thật nhiều giờ trong phòng tập thể dục, việc tập luyện có thể là làm những cộng việc bạn thích như: đi bộ, làm vườn, bơi lội, khiêu vũ hoặc chạy bộ. Nhớ kỹ rằng nếu bạn không tập luyện gì trong một khoảng thời gian dài bạn cần phải tập luyện nhẹ trước rồi tăng dần lên cho phù hợp. Mục tiêu là tập 1/2 giờ mỗi ngày trong tuần.
Hàng trăm cách khác nhau để bạn có thể tăng cường việc tập luyện hàng ngày, hãy chọn cách riêng của bạn, tập luyện và vui chơi với phương pháp đó.
Một thân hình cao lớn vạm vỡ mà không cần tốn công luyện tập là mong ước của rất nhiều người. Vì vậy, họ đã tìm đến giải pháp dùng hormon tăng trưởng cho mục đích cải thiện chiều cao của mình. Câu hỏi đặt ra là hormon tăng trưởng có giúp cải thiện chiều cao không?
Tại sàn não người có một tuyến nội tiết gọi là tuyến yên, nó như một phần lồi lên bên dưới của đại não, kích thước tuy rất nhỏ (chỉ nặng 0,5gam) nhưng cũng rất đặc biệt với nhiều chức năng quan trọng. Đó là nơi sản sinh ra hormon tăng trưởng gọi tắt là GH (growth hormon).
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao.
Thuốc chứa hormon tăng trưởng là chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học tái tổ hợp gen người (hGH=human growth hormon). hGH được dùng trong một số bệnh, trong đó có làm tăng chiều cao dùng cho trẻ em tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH (đã được xác định chắc chắn có nồng độ GH máu thấp bằng xét nghiệm). Những người thấp, lùn thường là do thùy trước tuyến yên sản xuất GH cung không đủ cầu. Khi dùng phương pháp phóng xạ miễn dịch đã phát hiện được trong máu những người thấp lùn thường bị thiếu hụt nhiều GH so với người bình thường. Như vậy, nếu thu được lượng GH đầy đủ, đem tiêm cho người thấp lùn còn đang ở tuổi ấu thơ thì sẽ làm cho cao lên được. Với những trẻ này, nếu không bị bệnh tuyến giáp, có chế độ ăn tốt thì sau một thời gian dùng đủ liều (theo chỉ định của thầy thuốc) có cải thiện về chiều cao, nhưng cũng ở mức hạn chế và khá tốn kém (một liệu trình điều trị khoảng 100.000USD). Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng không do thiếu GH thì dùng hGH không có hiệu quả gì. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3 - 7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì. Từ 21 tuổi trở đi, việc phát triển chiều cao đã an bài, dù có tiêm hormon tăng trưởng cũng không cao được nữa.
Vì hGH là một protein, khi uống bị enzym tiêu hóa phân hủy nên phải dùng theo đường tiêm. Khi dùng hGH không đúng chỉ dẫn mà dùng liều cao và/hoặc kéo dài thì sẽ bị các tác dụng phụ: dùng hGH ngắn hạn có thể bị giữ nước, phù, sưng ngón tay, hội chứng ống cổ tay, một số trường hợp bị to vú (nam), nhức đầu, ngủ gà, sưng đau khớp, đầy bụng. Dùng hGH lâu dài có thể bị chứng to cực (to các đầu chi) kết hợp với một số biến chứng và tử vong, làm tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não (pseudotumor cerebri), nhức đầu dữ dội buộc phải ngừng thuốc, nếu không sẽ bị các tổn thương khác.
Trước đây, dùng hGH từ tuyến yên người nên giá thành rất cao. Nguy hiểm nhất, sau 15 năm dùng, người sử dụng thường bị bệnh thoái hóa thần kinh, gọi là bệnh não xốp. Ngày nay, các nhà khoa học đã tạo ra được hGH tái tổ hợp (somatotropin, somatotrem) có giá thành thấp hơn trước, có thể chủ động hơn, tránh được bệnh thoái hóa thần kinh, song vẫn bị các tác dụng phụ nói trên.
Các yếu tố giúp cải thiện chiều cao
Chiều cao mỗi người phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: nhân chủng, di truyền, điều kiện sống (bao gồm dinh dưỡng và luyện tập). Người châu Âu cao hơn người châu Á, người phương Bắc cao hơn người phương Nam - đó là yếu tố nhân chủng. Con cái mang gen quy định chiều cao của bố mẹ, ông bà. Nếu không phải là đột biến, chiều cao của con cái phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10 - 12cm/năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Sau thời gian dậy thì và chiều cao đã phát triển hết cỡ thì không thể dùng thuốc, dù đó là hormon tăng trưởng để phát triển thêm chiều cao.
Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ví dụ, thập niên 40 (thế kỷ trước), người Nhật Bản rất thấp nhưng qua nhiều thế hệ cải thiện chế độ dinh dưỡng, đến nay, sau khoảng 60 - 70 năm, chiều cao của người Nhật đã được cải thiện đáng kể. Các chuyên gia khuyến cáo, muốn phát triển chiều cao thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo chế độ dinh dưỡng từ nhỏ, nên cung cấp đầy đủ chất béo, vitamin, muối khoáng và chất xơ, đặc biệt là các chất liên quan đến chiều cao (canxi, vitamin D, các chất khoáng như magiê, vitamin B1...) trong bữa ăn hàng ngày. Chăm chỉ tập luyện thể thao. Thận trọng với việc dùng các chế phẩm bổ sung giúp tăng chiều cao vì trong thực phẩm chức năng (TPCN) đường uống thường không đưa hGH trực tiếp vào sản phẩm bởi sẽ bị hỏng, nếu còn lại chút ít thì vào đường ruột cũng bị enzym tiêu hóa phân hủy. TPCN chỉ đưa vào những chất mà khi uống sẽ kích thích cơ thể tự sản xuất ra GH (với lượng rất ít), có thể giúp phát triển chiều cao nhưng chỉ bổ sung khi cần. Đối với những người đã đủ dinh dưỡng hoặc không nằm trong đối tượng chỉ định dùng, nếu dùng sẽ gây lãng phí, thậm chí còn gây hại. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hGH với hy vọng giải quyết cấp tốc chiều cao. Dùng hGH như vậy sẽ không đạt được mục đích mà còn hàm chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Trong cơ thể chúng ta, nhất là cơ thể trẻ em, chỉ cần một lượng vitamin nói chung và vitamin C nói riêng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Vitamin C có vai trò rất quan trọng, nó tham gia vào nhiều chức năng sinh lý đảm bảo cho sự phát triển và hoạt động của trẻ, trong đó có một số vai trò hay được nhắc đến như: tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vào sự liên kết vững bền của tế bào trong các tổ chức, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật nhất là các bệnh nhiễm khuẩn.
Điều đáng lưu ý là vitamin C không bền, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao cho nên những thức ăn được chế biến sẵn hoặc để lâu ngày đều bị mất gần hết vitamin C. Đây là loại vitamin tan trong nước nên không tích lũy trong cơ thể, vì vậy nó cần được cung cấp hàng ngày.
Cách cung cấp vitamin C tốt nhất cho cơ thể là thông qua ăn uống, vì nó có rất nhiều trong rau xanh, củ quả tươi như cam, cà rốt, cà chua... nhưng với điều kiện là hoa quả phải còn tươi và cần cho trẻ ăn nhiều loại rau quả khác nhau. Tốt nhất là mùa nào thức ấy.
Đối với bà mẹ đang cho con bú cần ăn nhiều rau quả hơn để tăng lượng vitamin C qua sữa, nếu người mẹ không đủ sữa hoặc nuôi con bằng sữa ngoài như trường hợp của bạn cần phải bổ sung nguồn vitamin C bằng hoa quả tươi. Nếu trẻ không ăn được nhiều thì có thể cân nhắc sử dụng vitamin C dạng thuốc, nhưng phải do bác sĩ chỉ định.
Hiện nay, huyết áp thấp là một chứng bệnh khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Trong khi nhiều người lo sợ vì huyết áp cao thì ngược lại, rất ít người quan tâm tới huyết áp thấp và chứng huyết áp thấp cũng gây những nguy cơ cao cho sức khỏe.
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.
Huyết áp thấp tiên phát: là những người có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mệt.
Huyết áp thấp thứ phát: là huyết áp bình thường nhưng sau đó bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.
Huyết áp thấp thường gặp ở những người quá lao lực, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ… Đặc biệt, huyết áp thấp dễ xảy ra ở người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường… Nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, lạm dụng độc chất… Chính vì thế, huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh thời đại mà nhiều người mắc phải với những triệu chứng: mệt mỏi, lả người, choáng váng, xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, nặng hơn là có thể ngất xỉu…
Huyết áp thấp dễ gây biến chứng nặng
Huyết áp càng thấp thì khả năng bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần. Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
Thuốc điều trị bệnh huyết áp thấp
Mục đích điều trị bệnh huyết áp thấp là phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trạng thái bình thường, sau đó duy trì để tránh tái phát. Về phương pháp điều trị, hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với căn bệnh này. Hay nói cách khác, thuốc dùng để điều trị hạ huyết áp hiện nay chỉ điều trị triệu chứng. Trong những trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như:
Ephedrin: là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần thận trọng vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục, không nên dùng ephedrin cho trẻ dưới 3 tuổi. Người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người cao tuổi lại càng phải thận trọng hơn khi cần sử dụng ephedrin để tăng huyết áp. Dùng ephedrin kéo dài có thể gây quen thuốc và phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Khi dùng có tác dụng co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim nên không dùng với các thuốc chống tăng huyết áp. Không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đánh trống ngực là tác dụng phụ thường gặp khi dùng ephedrin. Ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp, ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein. Ephedrin có thể làm tăng đái khó ở người bệnh có phì đại tuyến tiền liệt.
Heptamyl: là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợp do dùng thuốc hướng tâm thần. Thuốc không được dùng cho các trường hợp cường giáp, tăng huyết áp mạn tính. Với các vận động viên, cần hạn chế dùng heptamyl do thuốc có chứa hoạt chất gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.
Pantocrin: cồn nước chế từ nhung hươu do Liên Xô trước đây và ngày nay là Nga sản xuất, tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch, ống tiêm 1ml tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Hiện nay đã có dung dịch pantocrin dạng uống.
Bioton: Chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực...
Lưu ý: Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân thường được tư vấn chế độ ăn mặn hơn bình thường và bổ sung thêm các đồ uống có chất kích thích như chè, cafein…Để hạn chế hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao. Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật...
Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ ăn, thực đơn hàng ngày phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh mạch vành.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và khẩu vị từng người mà áp dụng linh hoạt để có món ăn ngon lại có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Bài 1: Mộc nhĩ trắng 4g, thêm ½ thìa cà phê đường. Cách chế biến: Ngâm mọc nhĩ vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, thêm chút đường trắng cho dễ uống. Chia làm 2 lần, uống liên tục từ từ 7 đến 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho bệnh mạch vành.
Mộc nhĩ đen.
Bài 2: Mộc nhĩ đen 6g, một ít đường trắng. Cách chế biến: Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn 2 – 3 lần, dùng liền 10 ngày. Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết, giảm chất béo. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.
Ý dĩ nhân.
Bài 3: Sơn tra sống 500g, mật ong 150g. Cách chế biến như sau: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm 800ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho mật ong vào, chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Dùng liền 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu.
Thịt lợn.
Bài 4: Củ năn 250g nấm hương 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp. Cách chế biến: Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt... xào cho đến chín. Cách ngày ăn 1 lần, ăn liền 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.
Bài 5: Phật thủ 10g, ý dĩ nhân 30g, mộc nhĩ đen 6g, thịt nạc lợn 50, gia vị vừa miệng. Cách chế biến: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên. Bài thuốc có tác dụng lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Hỗ trợ chủ trị bệnh động mạch vành, khí trệ huyết ứ.
Phật thủ
Bài 6: Lấy 1 lá sen to, 100g gạo tẻ, ít đường phèn. Cách chế biến: gạo tẻ vo sạch, lá sen rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Ăn thường xuyên, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình 10 ngày. Bài thuốc này hỗ trợ chủ trị chữa tăng huyết áp, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnh mạch vành.